Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)

THƯ VIỆN THỊ XÃ PHÚ MỸ

Thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập theo Nghị định 45/CP ngày2/6/1994 của chính phủ và đi vào hoạt động kể từ ngày 15/8/1994, với tổng diện tích tự nhiên là 33.793,3 ha. Dân số tính đến nay khoảng 130.000 người. Thị xã có 10 đơn vị hành chánh bao gồm: Phường Phú Mỹ, Phường Mỹ xuân, Phường Hắc Dịch, Phường Tân Phước, Phường Phước Hòa, các xã Mỹ Xuân, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa, Tân Hải, Tóc Tiên, Châu Pha, Hắc Dịch, Sông Xoài.

Huyện Tân Thành là một huyện nằm phía Tây Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đông giáp huyện Châu Đức, Tây giáp TP. Vũng Tàu và Duyên hải của TP. Hồ Chí Minh, Nam giáp thành phố Bà Rịa, Bắc giáp Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai là một trong những điểm “động lực” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông trên địa bàn huyện tuyến Quốc Lộ (QL) 51 đi xuyên suốt chiều dài của huyện, nối liền với QL 1A tới thị xã Bà Rịa và  Thành phố Vũng Tàu. Tuyến QL 55, QL 56 đi Mỹ Xuân, Ngã Giao đi đến các tỉnh Miền Trung. Ngoài ra tuyến giao thông với biển nước sâu, rất thuận lợi về giao thông thương mại, phát triển kinh tế của huyện, tỉnh và khu vực. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Huyện Tân Thành là đầu mối giao thông, buôn bán của tỉnh; là nơi giao thông đường thủy sông Thị Vải trải dài ranh giới phía Tây trên 25km tiếp giáp với biển Đông qua cửa Gò Da. Có ưu thế đặc biệt cho việc xây dựng cảng biển nước sâu, rất thuận lợi về giao thông lưu thương mại, phát triển kinh tế của huyện, tỉnh và khu vực có điều kiện phát triển các loại hình công nghiệp. Trong  tương lai sẽ hiện hữu các khu công nghiệp quy mô lớn và đang tiến hành đầu tư xây dựng mở rộng thêm về quy mô và diện tích, nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Hệ thống giáo dục phát triển nhanh với 212 lớp học, tổng số học sinh các cấp khoảng 5.266/học sinh. Toàn huyện có 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã, mạng lưới truyền thông, các trung tâm văn hóa – học tập cộng đồng được thiết lập ở hầu hết các xã, thị trấn. Mức hưởng thụ văn hóa của người dân trên địa bàn huyện đạt mức trung bình hàng năm: 34 lần/người/năm. Bộ mặt công nghiệp của huyện sở hữu các khu công nghiệp quy mô lớn và đang tiến hành đầu tư xây dựng mở rộng thêm về quy mô và diện tích, nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Thư viện huyện được thành lập theo quyết định số: 315/QĐ.UBH, ngày 25/12/1996. Với vốn sách ban đầu 4.000 bản. Hiện đang trực thuộc Trung Tâm VHTT-TT huyện. Thư viện hiện toạ lạc tại lầu 1 của phòng VH&TT huyện, nằm ở vị trí không mấy thuận lợi việc bạn đọc đi lại đọc sách, báo. Diện tích chưa đảm bảo cho các bộ phận chức năng hoạt động…

- Về vốn tài liệu thư viện huyện hiện có khoảng 20.000 bản sách các loại.

- Báo, tạp chí: 45 loại

- Tài liệu bổ sung bình quân hàng năm: 1.000 -2.000 bản

- Vốn tài liệu bổ sung thường xuyên hàng năm được phân chia theo tỷ lệ sau:

+15% sách chính trị và xã hội; 

+25% sách khoa học và kỹ thuật;

+40% sách văn học - nghệ thuật;

+20% sách thiếu nhi.

- Lượt đọc bình quân hàng năm: 175.000 lượt người.

- Lượt sách, báo lưu hành hình quân hàng năm: 350.000 lượt tài liệu.

- Thẻ thư viện cấp trung bình hàng năm khoảng 500 thẻ.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Sở VH-TT&DL, Thư viện Tỉnh và lãnh đạo địa phương, Thư viện huyện Tân Thành đã có những bước tiến như: Kinh phí hoạt động ổn định để bổ sung sách, báo, mua sắm trang thiết bị, máy tính, máy in và các thiết bị điện tử, đã được trang bị từ cuối năm 2004 và được đầu tư nâng cấp đầu năm 2008, sử dụng phần mềm Ilib Me5.0. Thực hiện xử lý nghiệp vụ theo các chuẩn nghiệp vụ. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thư viện. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao về  trình độ chuyên môn.

Hoạt động thư viện huyện ổn định, có điều kiện phát triển mạnh. Thực hiện tốt các quy định nghiệp vụ, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách, báo. Thư viện luôn mở rộng phạm vi hoạt động và hướng về cơ sở, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của thư viện cơ sở, thực hiện đúng vai trò là thư viện trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở. Thư viện đã tích cực, chủ động phối hợp cùng Thư viện tỉnh luân chuyển sách, báo và phục vụ lưu động cho cơ sở.

Do đó chất lượng bạn đọc ngày được nâng cao, thu hút nhiều thành phần bạn đọc đến thư viện. Thư viện thực hiện phương thức phục vụ tự chọn (kho mở ). Mở rộng công tác luân chuyển cho cơ sở. Ngoài công tác phục vụ, thư viện còn phối hợp tố chức nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu sách,báo như: Trưng bày, triển lãm sách, báo, thuyết trình sách, kể chuyện sách hè, ngày hội sách tuổi thơ….\

Thư viện huyện Tân Thành trong những năm qua nói chung đã có những bước phát triển, từng bước được chuẩn hóa, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa đọc, nâng cao dân trí. Tuy nhiên, sự phát triển còn chậm, nhiều hạn chế, bất cập, không tương xứng với điều kiện, lợi thế của một thư viện cấp huyện.